Các Chương trình Cam kết đầu ra có phải là "lùa gà"?

Một đề cử nơi học IELTS/TOEIC uy tín và KHÔNG BAO GIỜ CAM KẾT HAY ĐẢM BẢO ĐẦU RA tại TPHCM: BYES

_____BYES là công ty cũ mình từng gắn bó khi còn ở SG. BYES "say NO" với các lời đề nghị "cam kết đầu ra" của khách hàng, và sẵn sàng từ chối nhận những học viên "cố chấp bắt nài BYES cam kết" (bởi mình đã từng là người từ chối các học viên đó theo chỉ đạo từ sếp :3 ). Vậy nhưng, cứ mỗi khóa học qua đi, số lượng các học viên đạt và vượt mục tiêu ban đầu luôn luôn lớn hơn phân nửa. Chính mình từng là người follow up và làm từng bằng khen vinh danh cho các bạn ấy.

BYES KHÔNG BAO GIỜ lấy chuyện CAM KẾT ĐẦU RA để đưa vào phần "tư vấn hay truyền đạt đến người học", thay vào đó, BYES luôn cam kết về:

  • chuyên môn & kinh nghiệm giáo viên
  • điều kiện và môi trường học tập tốt nhất, hỗ trợ và khơi gợi sự hứng thú cho học viên, vì BYES là nhà, không phải trung tâm.
  • sự nâng cấp kho học liệu trực tiếp và trực tuyến khổng lồ được xây dựng trải dài hơn chục năm và luôn được bổ sung, cập nhật theo từng ngày. [Mình khẳng định vì chính tay mình từng là người cập nhật từng bộ đề trực tuyến cho các bạn học viên luyện tập]
  • và quan trọng nhất, đặc biệt nhất chính là khơi gợi sự tự nguyện, tự giác học tập của học viên, khiến từng học viên tâm phục khẩu phục, chấp nhận sự “khắt khe” trong quá trình học bằng sự tự nguyện, vui vẻ và đầy hào hứng. Đó có phải cái người ta vẫn gọi là “văn hóa” không nhỉ? 😊

khóa học cam kết đầu ra

Lúc mình còn làm, BYES cũng chưa bao giờ chú trọng vào yếu tố "Giáo viên nước ngoài" hay các CTKM giống như đại đa số các cơ sở khác. Tại BYES, đã là học viên thì không có sự phân biệt. Mọi học viên đều nhận được sự quan tâm và hỗ trợ như nhau.

BYES chinh phục học viên từ cái tâm người giảng dạy, và tư duy làm giáo dục văn minh, đồng bộ từ cấp quản lý đến ngay cả nhân viên tư vấn, viết content. Bởi vậy, bạn có thể dạo 1 vòng fp của BYES và sẽ không bao giờ bắt gặp các content mang tính "lùa gà" hay "mị dân". Có lẽ, mô hình này của BYES khó có thể nhân bản. Nhưng, làm giáo dục, trước hết phải vị giáo dục. Đây cũng chính là quan điểm của mình. Có lẽ do vậy mà cho dù đã ngừng làm việc ở BYES từ giữa năm 2016 đến nay, và ko hề có bất cứ sự hợp tác nào hiện tại, thì BYES vẫn luôn là 1 trong những đề cử hàng đầu của mình mình tư vấn cho các bạn HSSV tại TPHCM.

Giao lấy 1 casestudy của BYES để chia sẻ vì sao mình đặc biệt không thích các khóa học được quảng cáo là đảm bảo đầu ra tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh, nhất là các chương trình luyện thi chứng chỉ.

Thực ra, việc học và chuẩn bị kiến thức đi thi thầy cô có thể hỗ trợ được, nhưng người đi thi thực tế chỉ có thể là bạn, và người quyết định điểm số của bạn chính là giám khảo. Và đương nhiên, giám khảo này và các trung tâm tiếng Anh (TTTA) hầu như 99,99% không thể phát sinh các mối quan hệ dây dưa. Bởi, đối với các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, mình luôn tin tưởng vào sự trung thực hầu như tuyệt đối.

Do vậy, trước hết bạn phải "thông rõ" chỗ này nhé.

1. Vậy các TTTA cung cấp cho các bạn những gì khi đăng ký chương trình cam kết (CTCK)?

  • Sự cam kết trên cơ sở giấy tờ: đôi bên ký cam kết, ký thỏa thuận,...
  • Sự cam kết về cơ sở vật chất:
  • Sự cam kết về chuyên môn giáo viên, về kinh nghiệm giảng dạy, sự ổn định…
  • Sự cam kết về học liệu và lộ trình học chuẩn chỉnh, bám sát
  • Sự cam kết về giám sát và theo sát học viên theo đúng lộ trình để đạt mục tiêu đã cam kết.

Vậy, nếu không tham gia CTCK thì bạn có được hưởng những quyền lợi trên không? Mình nghĩ câu trả lời bạn nhận được vẫn sẽ là YES. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là gì? 

2. Sự khác biệt của các CTCK:

  • CTCK sẽ giúp bạn có được sự tự tin ban đầu khi bước vào hành trình ôn luyện. Bởi sự cam kết từ trung tâm giống như một chiếc neo giúp bạn không bao giờ bị chìm khi học bơi. Và chính niềm tin ban đầu ấy sẽ giúp bạn khởi sự hành trình ôn văn võ luyện với tâm thế "hiên ngang" hơn, mở đầu cho những thuận lợi về sau. Sự tự tin là khá quan trọng.
  • CTCK hầu như có mức học phí cao hơn 50%, 70% hoặc thậm chí gấp đôi các chương trình bình thường. Vậy nên tâm lý "tiếc tiền cũng sẽ là một trong những động lực giúp bạn kiên trì tiến về phía trước. Khi khó có điều gì thúc bạn tiến về phía trước thì tiền sẽ luôn là yếu tố hữu ích và hiệu quả.
  • CTCK nghĩa là bạn phải khá sure về quỹ thời gian của mình dùng để tập trung vào việc học. So với Chương trình thông thường, các CTCK thường có thời lượng gấp rưỡi hoặc thậm chí gấp đôi cùng với khối lượng bài tập cũng tương ứng như thế. Ví dụ, nếu như chương trình thông thường học 4.5-5.0 trong 04 tháng với 60h thì đối với các CTCK cũng vẫn là 04 tháng đó nhưng sẽ là 100h hoặc 120h (mình lấy ví dụ để dễ hình dung thôi chứ k phải con số chính xác thực tế nhé). Nếu có theo dõi mình, các bạn hẳn sẽ nhớ, Mình từng nói về nguyên tắc top ưu tiên khi học ngoại ngữ hiệu quả (80/20). Vậy nên, việc đầu tư quỹ thời gian vào việc học là chuyện cần thiết. Mặc dù vậy, để làm được điều này, bạn phải tiên lượng và lên kế hoạch cụ thể, và tự vấn xem, liệu bản thân có đảm bảo theo được lộ trình đó nghiêm ngặt hay không? Bởi chỉ cần bạn “break any rules”, khả năng cao hợp đồng cam kết sẽ bị phá vỡ, lúc ấy bạn vẫn sẽ được học nhưng không còn được “cam kết” nữa, trong khi đó học phí đã đóng ban đầu là dành cho CTCK. Đến đây, bạn đã thấy mơ hồ gì chưa?

·       


  • Nếu CTCK không giúp bạn đạt được mục tiêu được CK, bạn sẽ nhận lại được khoản bồi hoàn được quy đổi bằng học phí hoặc thời gian học hoặc lệ phí đăng ký thi hoặc dưới bất kỳ hình thức nào đó tùy thuộc vào chính sách mỗi trung tâm. Thế nhưng, đối với những học viên tham gia CTCK, mình tin rằng, điều người ta quý hơn cả chính là thời gian. Bởi, một số bạn có quỹ thời gian khá hạn hẹp, kế hoạch lại được tính khá sát sao, do vậy, chỉ cần trệt một xíu đã dẫn đến rất nhiều sự thay đổi về sau đó, ví dụ như trễ thời gian nộp chương trình học bổng, xét tốt nghiệp, xin việc…
    Bạn cũng nên luôn nhớ rằng, kết quả là một biến số, không phải chuyện gì cũng nằm trong dự liệu, do vậy, bạn không nên bám vào các lộ trình của những TTTA đưa ra để lên plan quá sát cho mình,
    Ví dụ, giờ là tháng 1 và bạn muốn tháng 12 sẽ đạt 6.5 từ mốc 5.0. TTTA có CTCK cho bạn trong 10 tháng đạt được mục tiêu đó. Vậy là như c-h-ế-t đuối vớ được phao, bạn vui mừng đăng ký và ngay thời điểm đăng ký bạn đã nghĩ đến được kết quả tháng 12 sẽ có CC 6.5 trong tay. Nhưng, bạn biết không, Giao đã từng từ chối tư vấn CTCK này đến khách hàng khi còn làm TVV mặc dù nó chả nằm ngoài chính sách hay lộ trình sản phẩm công ty. Bởi, mình hiểu, 2 tháng dự phòng là khá ít ỏi để back up trong trường hợp xấu nhất.

3. Vậy các CTCK có đáng để theo học?

Đương nhiên nếu bạn cảm thấy 4 gạch đầu dòng trên vẫn thỏa mãn được bản thân mình thì theo học vẫn okay không sao cả. NHƯNG, bạn phải nhớ, cho dù là như vậy, cho dù 4 điều trên đã thuyết phục được bạn thì vẫn không chắc chắn 100% rằng bạn đi thi sẽ có kết quả như mong muốn. Bởi, dẫu cho 99% khẳng định thì vẫn còn tồn tại 1% phủ định. Không một thế lực siêu nhiên nào dám khẳng định bạn không nằm trong 1% còn lại.

Đối với việc học, mình luôn lấy tiên chỉ: no pain, no gain. Không có thành tựu nào không phải trải qua sự khổ luyện. Mọi kế hoạch đều có thể bị thay đổi. Do vậy, những gì bạn cần quan tâm không phải là tìm kiếm một khóa học được cam kết đảm bảo đầu ra, mà chính là chuẩn bị cho bản thân một sự chuẩn bị tốt nhất, về tâm thế, về tư duy học tập dài hạn, về mục tiêu và lựa chọn một phương pháp hỗ trợ việc học phù hợp nhất (tự học, học kèm gia sư 1:1 nếu thời gian biểu quá khắt khe, học nhóm nhỏ nếu muốn vừa có tương tác lại vừa được thỏa mãn về kiến thức, học các khóa học trung tâm…).

Trong học tập, sự cam kết của chính bạn với mục tiêu của bản thân mới chính là cốt lõi và chiếm đến 50% sự thành công của việc học.  Một câu nói khá là “đa.cấp” nhưng đúng trong trường hợp này chính là: khi chính bạn còn không thể chiến thắng được con quỷ lười biếng bên trong bạn thì liệu rằng ai có đủ sức khiến bạn thay đổi?


4. Một tư duy học tập dài hạn là như thế nào?

Với mình, đối với việc học nói chung và học tiếng Anh nói riêng, nên và phải tập nhìn xa, nhìn rộng và dài:

  •         Không xem việc trả chi phí cho việc học là “mất”. Hãy xem đó là sự đầu tư và thay vì nhìn vào việc tài khoản đã bị trừ bao nhiêu số 0 thì hãy nhìn vào việc mình nhận được gì sau sự đầu tư học hành này: kiến thức, công việc, cơ hội, thăng tiến, … Khi nhìn nhận được như vậy, bạn sẽ thấy lúc này mất tiền ko phải là “bị mất” mà là “được mất” để “có được”. Do vậy, mình khá dị ứng đối với các title: học miễn phí, giảm giá sâu, giá rẻ bất ngờ, học phí siêu rẻ,…khi quảng cáo các khóa học. Nên nhớ, không có bữa trưa nào miễn phí. Với giáo dục, kiến thức và sự học là giá trị vô giá, thì làm sao lại có chuyện “mất giá”? [mà hãy tìm một cách nói khác để không làm mất đi giá trị của giáo dục, marketing ơi, phải tư duy lên]
  •          Không xem việc bỏ thời gian học là “tốn thời gian”. Học là một quá trình lâu dài và không có điểm dừng. Vậy nên đương nhiên, mọi sự học đều đáng giá. Dù cho chỉ là học những điều nhỏ nhặt như đọc một cuốn sách, hay dành vài giờ tập sử dụng một phần mềm thiết kế hay sử dụng một chiếc máy ảnh kỹ thuật số đi chăng nữa. Tất cả đều có giá trị. Đã là điều mang lại giá trị thì mọi sự đầu tư là vô giá.
  •          Không xem việc học chỉ giới hạn trong 4 tháng, 5 tháng hay 10 tháng của một chương trình nào đó, đặc biệt đối với ngoại ngữ. Phải xác định việc học là cả đời, việc nâng cấp kiến thức là vô hạn.

5. Kết luận: Nên hay không nên học các CTCK

Vậy chốt lại, mình ủng hộ hay không ủng hộ việc học các chương trình được quảng cáo là cam kết đảm bảo đầu ra?

Nếu không có sự phân biệt (học phí, chính sách, chất lượng…) giữa các chương trình được cho là cam kết và chương trình bình thường để cùng đạt được 1 mục tiêu cụ thể giống nhau thì mình cho rằng các chương trình học này không có gì xấu cả.

Nhưng ngược lại, thì KHÔNG!

Mình sẽ không có câu trả lời “depends”-MỘT ĐÁP ÁN MÀ MÌNH CHO RẰNG NÓ ĐẦY SỰ “DANG DANG DÍU DÍU MẬP MỜ” VÀ VÔ NGHĨA KHI ĐƯA RA QUAN ĐIỂM. 

Tuy nhiên, mình cũng làm rõ, điều khiến mình SAY NO không nằm ở chương trình đào tạo, hay trình độ giáo viên mà chính là ở các chiêu trò quảng cáo, ở những content sáo rỗng, nhàm chán, xôi thịt, và đầy mùi t.i.ề.n trong lĩnh vực giáo dục.

Là một người làm truyền thông, mình cũng đã từng bị đưa vào tình thế như vậy, rồi điều mình lựa chọn chính là làm theo cách mà mình cho rằng phù hợp với nhân sinh quan của bản thân hơn là tiếp tục bán thứ mà mình không tự tin. (mình từng từ bỏ vị trí công việc vì không tin tưởng sản phẩm).

Không đi theo số đông không đồng nghĩa với việc bạn thất bại. Tìm ra điểm khác biệt mặc dù vẫn hướng về mục tiêu như nhau đó mới là điều mà một content creator nên làm. Và, đương nhiên, điều này không phải muốn là làm được, mà cần sự quan sát, học tập và rèn giũa tư duy bền bỉ.

6. Là một marketer trong giáo dục, có lẽ:

  • Thay vì tập trung vào những kết quả phù phiếm phóng đại, hãy ngưng sử dụng những từ ngữ tạo sự lầm tưởng và suy nghĩ lệch lạc cho khách hàng
  • Thay vì tập trung vào việc vẽ lên một tương lai hào nhoáng thì hãy cho khách hàng thấy những giá trị thực sự, cao hơn cả bằng cấp, vững mạnh hơn cả tờ hợp đồng cam kết mà khách hàng đã ký.
  • Thay vì tập trung vào sự cạnh tranh về giá hãy tập trung vào tính “trọn đời” của “hệ sinh thái chất lượng” mà mình mang đến cho người học, cho khách hàng.

Không hề cam kết nhưng bản thân mỗi người trong cuộc đều ngầm có sự cam kết riêng cho bản thân mình. Đó là sự nguyện ý, sự thỏa mãn khi được thuyết phục hoàn toàn. Khi có sự toàn tâm toàn ý thì mục tiêu đạt được sẽ trong tầm tay. Không cần hứa hẹn quá nhiều về những điều mình có thể mang đến cho người khác, mà hãy cho họ thấy những gì mình đã và đang làm được để giúp người học đạt được đích đến dài hạn. Hãy thôi thúc để chính khách hàng sẽ trở thành một chuyên viên R&D cùng mình phát triển sản phẩm.

Hãy sáng tạo văn minh. Hãy  cứ “chiêu trò” nhưng trong sáng.

Điều này, công ty cũ mình từng làm-BYES- đã và đang làm được, nghĩa là không phải là không thể.



Các chương trình đào tạo không phải không hiệu quả. Thậm chí, các lộ trình đào tạo dàn trải cũng có thể có cái lý của nó.  Chỉ cần, truyền thông trả lại sự trong sạch cho lĩnh vực đào tạo. Đừng vô tình tạo nên các chương trình “lùa gà” và gián tiếp hình thành nên những lề lối tư duy sai lệch.

Trên đây là góc nhìn của mình. Đã đắn đo suy nghĩ rất nhiều rồi vẫn quyết định post. Không phải là “làm ra dẻ” mà chính là không- thể -không- làm. Nhưng dù như thế nào, đây cũng là quan điểm cá nhân, tuy nhiên, G đã cố gắng đưa ra thông tin đa chiều. Và vẫn như trước giờ vẫn thế, quyền lựa chọn quyết định nằm ở bạn.

 Tham gia nhóm Cùng học IELTS online để nhắc nhau học IELTS mỗi ngày nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[LUYỆN NGHE TIẾNG ANH] AUDIO+TRANSCRIPT BÀI NÓI CỦA EMMA WATSON

GỢI Ý TOP 5 CÔNG CỤ KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH MIỄN PHÍ

TUYỂN TẬP CÁC CÂU GIAO TIẾP TIẾNG ANH THÔNG DỤNG CỦA NGƯỜI MỸ [1]

TƯ VẤN LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH TIẾT KIỆM VÀ TỐI ƯU