KHUNG THAM CHIẾU CEFR LÀ GÌ?

khung tham chieu cefr

CEFR là thang đo trình độ ngôn ngữ Common European Framework of Reference, tạm dịch "Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu". CEFR dùng cho mọi ngôn ngữ, sử dụng phổ biến ở hệ thống giáo dục của Châu Âu. Ví dụ, điều kiện để học Đại Học tại Đức sẽ là bằng tiếng Đức B1 (cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh) hoặc B2 (nếu theo học hoàn toàn bằng tiếng Đức).

CEFR có 6 bậc phân cấp: A1-A2, B1-B2, C1-C2. Mức A1 là Mới Bắt Đầu (Beginner) vẫn còn bập bõm, A2 là Cơ Bản (Elementary), ở trình độ này người học “hiểu được ngôn ngữ cơ bản về cá nhân, các từ ngữ liên quan đến gia đình, và công việc…”

  • Trình độ B1-B2 gọi là Trung Cấp. Với B1 - Trung Cấp (Intermediate), người học hiểu được các "chủ đề thông dụng tại công sở, trường học, khi du lịch…”. Theo mình, trình độ này “sống phơi phới” được ở môi trường bản ngữ, không sợ lạc đường, thoải mái order đồ ăn thức uống, gọi Uber... Đây là mức TỐI THIỂU người học đạt được khi hoàn tất chương trình phổ thông ở Việt Nam (không tính đến việc nói ú ớ do thiếu luyện tập).
  • Trình độ B2 - Trung Cấp Trên (Upper Intermediate) là cột mốc “đáng quan tâm” nhất, vì đây là yêu cầu thiết yếu để du học (như ví dụ tiếng Đức ở trên). Quy đổi sang điểm IELTS, B2 có range rộng từ trên 5.0 đến 6.5. Với B2, người học “hiểu được ý chính của văn bản phức tạp, ngôn ngữ truyền hình…” Tương tự, band 6.0 IELTS được Cambridge định nghĩa là “competent user”, có khả năng sử dụng ngôn ngữ "tương đối phức tạp trong những tình huống quen thuộc, dù còn thiếu chính xác (inaccuracies), thiếu sự phù hợp (inappropriate usage) và hiểu nhầm (misunderstandings)”. Đây là lý do 6.5 IELTS, hay mức cao nhất của B2 là điều kiện tối thiểu để theo học bậc Đại Học tại các nước nói tiếng Anh.
  • Hai bậc còn lại, C1 là Cao Cấp (Advanced) và C2 là Thông Thạo (Proficient). Việc nhảy từ B2 lên C1 là quãng đường “từ Khá lên Giỏi" hết sức gian nan. Bậc C1, đối chiếu với IELTS sẽ là từ 7.0 đến 8.0, với mốc 8 chấm là điểm giao cuối C1 và đầu C2. Cambridge mô tả 8.0 IELTS là “very good user”, là người “sử dụng ngôn ngữ chi tiết và phức tạp, thi thoảng mới mắc những lỗi không có tính hệ thống." Với CEFR, C1 có khả năng hiểu được “chủ đề trừu tượng, ý nghĩa ẩn dụ”, trong khi C2 được xem như có khả năng “cảm thụ văn học trừu tượng, phức tạp”.
KHUNG THAM CHIẾU CEFR CÓ THỂ QUY ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG SANG CÁC VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ KHÁC KHÔNG?

Câu trả lời đương nhiên là YES. Một trong những lợi thế của các chứng chỉ thuộc khung tham chiếu CEFR chính là khả năng quy đổi sang các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác một cách khá thuận tiện. Đây là cách khá nhanh chóng giúp bạn xác định được trình độ tiếng Anh của mình đối với từng chương trình tiếng Anh khác nhau.

Xem thêm:



VẬY THÌ, VÌ SAO CẦN BIẾT VỀ CEFR?:

Vì nó… tiện. Đây là cách nhanh nhất để miêu tả trình độ tiếng Anh, dù độ chi tiết và chính xác không cao. Một điều cực hay nữa, CEFR chính là cách các từ điển như Cambridge và Oxford dùng để phân loại từ vựng. Nói cách khác, nếu bạn muốn đạt điểm IELTS trên 6.5 (ít nhất ở chỉ tiêu lexical resource) bạn buộc phải có khả năng sử dụng từ vựng thuộc mức B2/C1, chứ không thể quanh quẩn ở A2/B1 được.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[LUYỆN NGHE TIẾNG ANH] AUDIO+TRANSCRIPT BÀI NÓI CỦA EMMA WATSON

GỢI Ý TOP 5 CÔNG CỤ KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH MIỄN PHÍ

TUYỂN TẬP CÁC CÂU GIAO TIẾP TIẾNG ANH THÔNG DỤNG CỦA NGƯỜI MỸ [1]

TƯ VẤN LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH TIẾT KIỆM VÀ TỐI ƯU