GIÁM KHẢO IELTS TIẾT LỘ 4 TIÊU CHÍ ĂN ĐIỂM IELTS WRITING
Làm điều gì đó nếu không có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng thì chính là đang lãng phí thời gian và công sức đầu tư. Ăn điểm IELTS writing cũng vậy, bạn phải nắm được bí kíp và công thức để chinh phục các vị giám khảo khó tính. Hôm nay, Giao chia sẻ với các bạn 4 tiêu chí ăn điểm IELTS WRITING do giám khảo IELTS trực tiếp tiết lộ, hy vọng sẽ giúp bạn gặt điểm bội thu trong kỳ thi IELTS tới nhé.
Sau đây là bảng mô tả về 4 tiêu chí chấm thi cho các band điểm IELTS theo tiêu chuẩn của Hội Đồng Anh công bố:
Phần thi Writing được đánh giá theo 4 tiêu chí lớn, mỗi tiêu chí chiếm 25% tổng số điểm:
1. Task Response (hay Task Achievement) (25%)
- Là tiêu chí mà sẽ quyết định có viết đúng đề bài hay không, có viết lạc đề hay không.
- Cùng với tiêu chí Coherence & Cohesion, đây là 2 tiêu chí làm 75% bạn học sinh đi thi IELTS WRITING bị điểm thấp (phần lớn sẽ dừng ở 5.0-5.5 IELTS WRITING)
- Để đạt điểm cao tiêu chí task response bạn phải trả lời tất cả các phần của câu hỏi, xuyên suốt bài phải trả lời đúng trọng tâm câu hỏi và có dẫn chứng chứng minh cho những luận điểm của mình.
- Đối với tiêu chí Task Response, nếu viết sai nặng task response (70% học sinh bị sai) thì điểm thi sẽ không cách nào mà quá 6.0 IELTS WRITING
2.Coherence and cohesion (25%)
- Coherence đề cập đến việc tổ chức thông tin, còn cohension đề cập đến tính liên kết và mạch lạc trong các ý trong bài viết
- Tiêu chí này đòi hỏi bài viết phải được sắp xếp làm sao cho dễ đọc và dễ hiểu, các ý có support cho main idea không, ví dụ có rõ ràng chứng minh cho main idea không hay là main idea 1 đằng, example một nẻo sắp xếp lộn xộn
- Bài viết cần mạch lạc khi thêm các từ nối như however, therefore hay despite. Không nên viết một câu dài lê tha lê thê
- Chú ý sử dụng đúng dấu câu
3.1. Range of vocabulary
- Tiêu chí đánh giá sự đa dạng trong từ vựng
- Dùng chính xác các trường từ vựng có trong topic mà đề bài cho
- Biết cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa để Paraphrase thành công từ vựng có trong bài viết
3.2. Spelling
- Spelling là vấn đề về lỗi chính tả.
- Đây tưởng là dễ nhưng nếu không luyện tập trước ở nhà sẽ rất khó tập thói quen vào phòng thi, vậy nên luôn khuyên phải thực hành luyện tập đọc kĩ lại bài 5 phút trước khi nộp bài cho giáo viên chấm
Thông thường, nhất là đối với những bạn học sinh target điểm IELTS WRITING cao (ví dụ 7.0+), các bạn thường rất thích dùng những từ đao to búa lớn trong bài writing, điều này hoàn toàn sai lầm
Điểm quan trọng mà Giao lưu ý: phải dùng những từ vựng liên quan trực tiếp đến topic
4. Grammatical Range and Accuracy (25%)
- Grammatical Range là khả năng sử dụng linh hoạt cấu trúc ngữ pháp:
- Sự đa dạng trong cấu trúc ngữ pháp
- Những cấu trúc khó như câu ghép, câu phức, câu đảo ngữ và cấu trúc nhấn mạnh
- Grammatical Accuracy là tiêu chí đo mức độ chính xác của cấu trúc ngữ pháp đó.
- Mắc phải bao nhiêu lỗi sai
- Mức độ nghiêm trọng của lỗi sai đó
- Liệu lỗi sai mà mình mắc phải có phải lỗi cơ bản hay không (chia sai thì, chia sai động từ...) lỗi càng cơ bản thì bị trừ điểm càng nặng
- Nếu không chắc 1 cấu trúc nào đó thì đừng dùng, vì nếu viết đơn giản mà đúng sẽ tốt hơn rất nhiều viết cho phức tạp mà sai
Sử dụng linh hoạt các cấu trúc, thông thường nếu lặp lại quá 3 lần 1 cấu trúc được gọi là rất nhiều rồi
Làm gì để hoàn thành tốt 4 tiêu chí chấm thi trong IELTS WRITING
1. Task Response (hay Task Achievement) (25%)
- Đọc kỹ TẤT CẢ các vấn đề/quan điểm được nêu ra trong câu hỏi đề bài
- Cố gắng xoáy vào các vấn đề cụ thể, hơn là nói về chủ đề một cách chung chung
- Đưa ra câu trả lời bằng các luận điểm có liên kết chặt chẽ
- Lập dàn ý và dẫn chứng để không bị thiếu trong quá trình viết
- Viết từ 250 từ trở lên
2. Coherence and cohesion (25%)
- Mỗi đoạn văn chỉ xoay quanh một luận điểm.
- Đối với dạng discuss both views & give your opinion và dạng 2 questions có thể có 2 main ideas, tuỳ bài
- Sắp xếp các ý một cách logic
- Sử dụng một cách đa dạng các từ/cụm từ nối
- Referencing sẽ giúp tăng điểm Coherence & Cohesion bởi vì Referencing giúp:
- Liên kết câu làm cho câu trở nên mạch lạc, dễ hiểu.
- Các từ chúng ta “gần như không thể paraphrase”, thì ta có thể dùng referencing để thay thế. Vừa tránh được lặp từ, vừa tăng tính mạch lạc. (stadiums là these sites)
Ví dụ 1: Stadiums are surely places for big football fans to satisfy their passion. Besides, these sites could be the symbols of a city.Ví dụ 2: Athletes should receive higher wages since they have to undergo an extremely arduous period of practice. Additionally, these people have to scarify their own relationship to achieve their goal.
==> Như các bạn thấy ở ví dụ 1, người viết dùng these sites để thay thế cho stadiums, ở ví dụ 2 người ta dùng these people để thay thế cho athletes
Các bạn đọc bài mẫu của thầy Simon để xem cách thầy ấy sử dụng Referencing nhé!
3. Lexical resource (25%)
- Sử dụng các cụm từ kết hợp (collocations) chính xác (danh từ nào đi với động từ nào)
- Vốn từ đa dạng, phù hợp với đề bài
- Tránh các từ ngữ informal
4. Grammatical Range and Accuracy (25%)
- Kết hợp các cấu trúc ngữ pháp và thì đa dạng (conditionals, perfect tenses, passive voice, past, future…)
- Cẩn thận sắp xếp chính xác trật tự các từ trong câu
- Chèn thêm nhiều cấu trúc câu đa dạng
- Tránh mắc lỗi ngữ pháp (ví dụ: mạo từ, danh từ số nhiều, danh từ không đếm được.)
Nhận xét
Đăng nhận xét