ĐỂ KHÔNG BỊ LOẠI BỎ
Mùa Covid năm 2020, hàng loạt doanh nghiệp buộc phải đi đến quyết định cắt giảm nhân sự để tiếp tục sống sót. Những doanh nghiệp SMB thậm chí đã phải cắt giảm 80-90%/tổng nhân lực hiện có. Vậy thì, bài toán là: cắt giảm ai, tiêu chí nào để sàng lọc nhân lực trong trận chiến "tàn nhẫn" này?
1. TÍNH ĐA NHIỆM
Một nhân viên có thể làm đa dạng nhiều công việc khác nhau sẽ luôn được các sếp đưa vào danh sách nhân sự được cân nhắc giữ lại. Điều này có nghĩa, nếu khi đi làm, bạn chỉ chăm chăm làm việc của mình theo JD, công việc lặp đi lặp lại hằng ngày, từ năm này qua năm khác, từ tháng nọ qua tháng kia, và hoàn toàn không thay đổi hoặc từ chối thay đổi, nói không với vai trò "kiêm nhiệm" mới khi được sếp giao, câu cửa miệng luôn là: em không biết, không thấy, em không nghe nói, để em coi...hoặc giữ "im lặng" như một chú bù nhìn. Chính bản thân bạn cũng sẽ tự nhận ra giá trị của mình nằm ở đâu. Và cứ thế, đến một thời điểm buộc phải lựa chọn, bạn sẽ là người đầu tiên được đưa lên bàn và tặng vé..."exit".công việc khác nhau sẽ luôn được các sếp đưa vào danh sách nhân sự được cân nhắc giữ lại. Điều này có nghĩa, nếu khi
=> Hãy làm việc cho đến khi chính bản thân mình cảm nhận được "tầm quan trọng của chính mình" trong một tổ chức. Đơn giản nếu bạn có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi: nếu mình nghỉ phép 1 tuần thì quy trình làm việc của công ty có vì vậy mà bị gián đoạn không? có một nhân sự khác có thể làm thay không?
𝟐. 𝐓ÍNH TRÁCH NHIỆM
Luôn trách nhiệm với công việc là yếu tố thứ 2 trong quá trình chọn lọc nhân sự. Một nhân viên có tính trách nhiệm cao với công việc, với tổ chức luôn xứng đáng được tưởng thưởng và coi trọng. Cho dù dưới góc độ là cấp nhân viên hay ngang hàng quản lý. Sẽ không một công ty hay tổ chức nào giữ lại một nhân viên xuất sắc nhưng tinh thần trách nhiệm không có, đi sớm về muộn, nghỉ làm vô tội vạ, giao việc thì không chủ động báo cáo tiến độ, làm qua loa, làm cho có, cho xong việc, không nghĩ từ lợi ích của công ty, chỉ chăm chăm bảo toàn lợi ích cá nhân. Những nhân vật như vầy như một vết mung mủ trong một tổ chức, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả công việc của bản thân họ, và nghiêm trọng hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến tinh thần và môi trường làm việc của người khác, của cả tổ chức.
=> Hãy trách nhiệm với những nhiệm vụ nhỏ nhất, hãy chủ động và chủ động trong tất cả mọi việc.
𝟑. GIỎI NGOẠI NGỮ
Trong thời đại chuyển đổi số, tiếng Anh thực ra không còn được tôn sùng như "mẫu nghi thiên hạ" nữa, mà tiếng Anh đã trở thành yếu tố nền tảng mà bắt buộc mỗi người đều phải sở hữu nếu muốn tồn tại và phát triển bản thân. Điều đó cũng có nghĩa, việc bạn giỏi tiếng Anh sẽ củng cố background của bạn, giúp bạn đạt điều kiện cần để tiếp tục được có cơ hội xem xét ở "vòng tiếp theo", chứ không còn là yếu tối vượt trội và duy yếu như 10 năm trước nữa. Một kế toán lương không viết nổi một bảng lương bằng tiếng Anh hay thông báo thay đổi quy chế lương thì kế toán đó nên chuẩn bị tinh thần..."exit"
=> Hãy học cho thật tốt tiếng Anh, để sau này, có thời gian thì bổ sung thêm ít nhất 1 ngoại ngữ phổ biến khác. Hãy chuẩn bị thật bài bản khi người khác còn đang ngái ngủ. Hãy nhanh nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
𝟒. THÁI ĐỘ CẦU TOÀN, LUÔN TỰ Ý THỨC PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
Yếu tố cuối cùng trong 4 tiêu chí cân nhắc vẫn quay trở lại từ khóa "thái độ". Một người có chuyên môn cao nhưng thái độ làm việc không tốt, trong quá trình làm việc lại không thể hiện được tính cầu toàn, khiêm nhường và luôn tự giác upgrade (nâng cấp) bản thân thì cũng sẽ sớm bị ...nhận vé "exit", ra cửa rẽ trái tiến về nhà giữ xe. Người yêu hay chồng, vợ còn có thể thay đổi thường xuyên theo định kỳ, thì Công nghệ và kiến thức cũng vậy, luôn thay đổi và cập nhật liên tục, nếu không chủ động học hỏi và update, bản thân sẽ trở nên lạc hậu. Bạn không thể khư khư quản lý công việc bằng excel mà không sử dụng Trello, Planner hay Todo-những app quản lý công việc quá phổ biến ngày nay được tạo ra bởi thời đại công nghiệp số 4.0. Thái độ học hỏi phải đi kèm với tính "tự giác", phải nhớ, việc thành hay bại là do chính bạn, không thể nào cứ trông chờ vào một người ngoài đến và cầm tay chỉ việc từng bước một, như vậy chẳng hóa ra doanh nghiệp đang bỏ tiền để trợ cấp cho những người "học việc" hay sao? Đọc đến đây nếu bạn bỗng giật mình, hãy tự biết "nhục" mà thay đổi nhé!
=> Hãy thiết lập một tư duy CIC- Connection-Innovation-Creativity (kết nối-đổi mới-sáng tạo) để không ngừng nâng cấp bản thân chuyên nghiệp hơn mỗi ngày. Hãy chi tiết nhưng không soi mói, hãy học hỏi nhưng vẫn khiêm nhường, hãy độc lập nhưng không đề cao cái "tôi" một cách "over".
Thời đại chính là một chuỗi các thay đổi như thế!
Nếu không kịp thích ứng, chính bản thân bạn sẽ bị đào thải.
lamtieugiao
(*) SMB là viết tắt của cụm từ “Small and medium sized businesses” được dịch là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhận xét
Đăng nhận xét